"Thứ nhất, xây dựng hành lang pháp lý cho việc chuyển đổi số bằng cách rà soát lại, cập nhật, tinh gọn các quy chế, chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ và tất cả các lĩnh vực của Nhà trường. Các quy trình mới được xây dựng theo tiêu chí phải tận dụng được sức mạnh của môi trường số. Thứ hai, phát triển hạ tầng kết nối đáp ứng yêu cầu về kết nối, hạ tầng về tính toán, hiệu năng cao để có thể đảm bảo được tính tương thích trong toàn hệ thống. Thứ ba, triển khai các bước chuẩn hóa và thống nhất các dữ liệu về hạ tầng ứng dụng, đảm bảo sự liên thông, nhất quán, an toàn bảo mật hệ thống dữ liệu (với một hệ thống cơ sở dữ liệu rất đồ sộ của Đại học Bách khoa Hà Nội) trong vận hành liên quan đến công tác đào tạo, công tác quản lý sinh viên, các hoạt động nghiệp vụ khác. Thứ tư, xây dựng các sản phẩm ưu tiên trên cơ sở nền tảng được thiết lập", PGS. Nguyễn Phong Điền nhấn mạnh.
Giao diện Hệ thống Quản trị đại học trực tuyến eHUST ứng dụng trên website (Ảnh: eHUST)
Được biết, phiên bản đầu tiên của Hệ thống quản trị đại học trực tuyến eHUST ứng dụng trên website và ứng dụng cài đặt trên điện thoại di động cho cán bộ, giảng viên và sinh viên. Các app sẽ hướng đến cung cấp mọi dịch vụ liên quan trong hoạt động quản lý, điều hành, giảng dạy, học tập, đời sống, hợp tác và thông tin… cho mọi đối tượng liên quan bao gồm cán bộ, giảng viên, sinh viên, phụ huynh, cựu sinh viên và đối tác.
Các sinh viên Trường Đại học Bách Khoa có thể góp ý để xây dựng và hoàn thiện phần mềm eHUST qua kênh thông tin phản hồi trên Yammer. Tổ công tác sẽ luôn thường trực để xem xét các ý kiến, giúp sửa lỗi, tối ưu, hoàn thiện phần mềm nhanh nhất có thể.