Trước đây, gia đình chị Phan Thị Kim Chi, thôn Nhan Biều xã Triệu Thượng chăn nuôi giống gà công nghiệp nhưng mang lại thu nhập không đáng kể. Từ đó chị bắt đầu tham gia lớp học nuôi gà theo canh tác tự nhiên ở huyện Triệu Phong, chị Chi được hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi và 100 con gà ri thuần nuôi thử nghiệm. Thức ăn của gà được chị tận dụng từ tự nhiên và lúa gạo cho vào xay từ máy xay đa năng, xay nhỏ để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt cho gà và tiết kiệm được chí phí chăn nuôi. Nhờ làm theo đúng quy trình nuôi kết hợp làm chế phẩm chăn nuôi, trị bệnh để tăng sức đề kháng cho vật nuôi và tiêm vacxin cúm gia cầm ngừa bệnh. Vì vậy, gà lớn nhanh đạt 2.5kg/con, giống gà phát triển khỏe mạnh. Trong vòng 4 tháng chị Chi đã xuất 1 lứa gà đầu tiên thu được hơn 10 triệu đồng.
Bên cạnh mô hình nuôi gà an toàn sinh học thì mô hình trồng cỏ nuôi bò nhốt của anh Lê Công Minh, thôn Trung Kiên, xã Triệu Thượng cũng áp dụng KHKT vào chăn nuôi mang lại hiệu quả. Anh đã khép lại kiểu chăn nuôi truyền thống thả ở đồi, thay vào đó anh Minh đầu tư làm chuồng trại cho 5 con bò ở và tuân thủ nguyên tắc đông ấm hè thoáng. Với 2.500m2 anh Minh tận dụng nuôi cỏ voi và giống cỏ VA06 trồng làm thức ăn cho bò, giống cỏ này dễ trồng và chăm sóc, sau khi thu hoạch được xay nhỏ làm thức ăn cho bò. Mỗi lứa như vậy anh nuôi 5 con bò lai, sau 6 tháng anh thu được 80-90 triệu đồng/lứa. Được biết, trên địa bàn xã Triệu Thượng có 200 hộ trồng cỏ nuôi bò nhốt và hơn 50 hộ nuôi gà an toàn sinh học đã mang hiệu quả rõ rệt nhờ vào sự tuân thủ những quy tắc kĩ thuật nuôi hợp lí. Với hình thức nuôi áp dụng KHKT mang lại hiệu quả bà con nông dân đã yên tâm nhân rộng mô hình trên địa bàn xã. Từ đó giúp bà con xã Triệu Thượng vươn lên làm kinh tế xóa đói giảm nghèo.
Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi của bà con Triệu Thượng đã mang lại thu nhập cao, cho ra sản phẩm vật nuôi năng suất, chất lượng đảm bảo sạch tự nhiên. Đặc biệt, hình thức nuôi tự nhiên này góp phần bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp.
|